Tết Nguyên đán ở Mông Cổ hay Tsagaan Sar (Trăng Trắng) là lễ hội quan trọng nhất của đất nước. Lễ hội đánh dấu sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt và chào đón năm mới trên thảo nguyên bao la.
Mục lục
Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Mông Cổ
Tsagaan Sar, Tết Nguyên đán ở Mông Cổ, có lịch sử lâu dài và phong phú. Trước thế kỷ 13, người Mông Cổ kỷ niệm Tết Âm lịch vào mùa thu. Tuy nhiên, từ thế kỷ 13, họ bắt đầu tổ chức Tết Âm lịch vào tháng đầu tiên của mùa xuân theo lịch Âm Dương. Sự thay đổi này là do Thành Cát Tư Hãn. Vào năm 1216, ông tuyên bố Tsagaan Sar là lễ hội chính thức của Mông Cổ.
Nền tảng văn hóa và tín ngưỡng của Tsagaan Sar có thể được liên kết với truyền thống Shaman. Trong quá khứ, họ thường mặc trang phục màu trắng, cưỡi ngựa trắng và dâng cúng các sản phẩm sữa. Những phong tục này tượng trưng cho lòng biết ơn đối với nhau và đối với các vị thần. Việc chuẩn bị cho Tết bắt đầu từ gần một tháng trước, với việc làm sạch nhà cửa và làm thức ăn.
Chuẩn bị cho Tết Tsagaan Sar
Việc làm sạch nhà cửa và chuồng gia súc là rất quan trọng, thể hiện sự đón chào một khởi đầu mới. Sự sạch sẽ không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có thể loại bỏ xui xẻo. Chuẩn bị thực phẩm cũng là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Mông Cổ. Gia đình cùng nhau chuẩn bị các món ăn truyền thống như Buuz và Ul Boov. Người ta cũng cũng chuẩn bị trang phục truyền thống Deel để mặc vào Tết Tsagaan Sar.
Đêm Giao thừa
Bituun, ngày Giao thừa, là một ngày quan trọng để hoàn tất mọi công việc. Tên “Bituun” có nghĩa là “ngày không trăng”, thể hiện sự chuẩn bị cho sự chuyển giao sang một chu kỳ mới. Trong ngày này, mọi người tập trung hoàn thành mọi công việc đang dang dở và chuẩn bị cho bữa tiệc đêm Giao thừa.
Bữa tiệc thường có thịt cừu và các món từ sữa. Một điểm nổi bật trong bữa tiệc là việc xếp bánh Ul Boov. Đây là một loại bánh quy, được xếp thành các lớp số lẻ trên đĩa lớn và trang trí với các sản phẩm sữa. Bữa tiệc còn có Airag, món uống từ sữa ngựa lên men, cùng với cơm nấu sữa đông và bánh bao hấp.
Một nét đặc trưng của Bituun là phong tục đặt ba miếng băng và cỏ khô ở ngưỡng cửa. Người ta tin rằng vị thần Baldan Lhamo sẽ ghé thăm gia đình trong đêm Giao thừa Tsagaan Sar. Đây là một phần của trải nghiệm khi sống cùng các gia đình Mông Cổ trong những ngôi nhà truyền thống Gers.
Ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán ở Mông Cổ
Ngày đầu tiên của Tết Tsagaan Sar còn được gọi là ngày Mặt Trăng Trắng. Mọi người thức dậy sớm trước bình minh và mặc quần áo mới sạch sẽ. Đàn ông thường leo lên đồi núi gần nhất để đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới. Phụ nữ chuẩn bị trà sữa tại nhà, dâng lên đất và các vị thần. Sau đó, mọi người thăm viếng cha mẹ, ông bà hoặc người thân lớn tuổi.
Trong quá trình chào hỏi, người Mông Cổ thực hiện nghi thức Zolgolt. Khi chào hỏi, người trẻ tuổi giơ cả hai tay với lòng bàn tay hướng lên trên. Người lớn tuổi sẽ đặt tay lên trên tay của người trẻ tuổi. Lời chào là “Amar baina uu?” có nghĩa là “Bạn có khỏe không?”. Sau khi chào hỏi, người lớn tuổi hôn hoặc hít má của người trẻ tuổi.
Lễ Tsagaan Sar kéo dài 3 ngày. 15 ngày đầu tiên của năm mới rất quan trọng. Trong đó, ngày thứ 7, mọi người không ra khỏi nhà. Nhiều người còn đến chùa, thiền viện để nghe những lời cầu nguyện và tụng kinh cầu an cho năm mới. Tết Nguyên đán ở Mông Cổ có ý nghĩa thúc đẩy tình đoàn kết gia đình, tạo nên sự gắn kết văn hóa giữa các thế hệ.
Theo iVIVU.com
Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc), 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới với giá ưu đãi cực tốt!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
Nguồn: Ivivu – Những điều ít ai biết về Tsagaan Sar
Từ khóa: Những điều ít ai biết về Tsagaan Sar – Những điều ít ai biết về Tsagaan Sar