iVIVU mang đến cho du khách cẩm nang du lịch Chiết Giang với những thông tin hữu ích về điểm đến, visa, di chuyển, ẩm thực, khách sạn và những lưu ý cần thiết khi đến đây.
Tổng quan | Thời điểm lý tưởng du lịch Chiết Giang | Phương tiện di chuyển | Xin visa Trung Quốc | Địa điểm tham quan | Ẩm thực | Lưu ý khi du lịch Chiết Giang
Mục lục
Tổng quan du lịch Chiết Giang
Chiết Giang là một tỉnh ven biển ở phía Đông Trung Quốc. Nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lịch sử văn hóa lâu đời và nền ẩm thực phong phú. Du lịch Chiết Giang có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Ô Trấn, Tây Đường, Tây Hồ, Phổ Đà Sơn, hồ Nghìn Đảo,… Được xem là một điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Nơi đây hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên.
Thời điểm du lịch Chiết Giang
Mỗi mùa ở Chiết Giang đều có những trải nghiệm ấn tượng khác nhau. Tùy theo sở thích cá nhân có thể lựa chọn thời điểm du lịch thích hợp.
Mùa xuân (tháng 3 – tháng 5)
Mùa xuân là thời điểm tuyệt vời để du lịch Chiết Giang. Đây là lúc tiết trời ấm áp, là mùa của hoa anh đào và các loài hoa khác nở rộ. Tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Mùa hè (tháng 6 – tháng 8)
Mùa hè ở Chiết Giang có thể khá nóng. Nhưng đây cũng là thời điểm lý tưởng để khám phá các bãi biển và thưởng thức hải sản tươi ngon. Nếu bạn muốn tránh cái nóng của thành phố, hãy đến với vườn Quốc gia Mogan Shan. Nơi có không gian mát mẻ và yên bình giữa núi rừng.
Mùa thu (tháng 9 – tháng 11)
Nếu bạn thích tiết trời mát mẻ và cảnh quan nhuộm màu vàng, đỏ của lá mùa thu thì mùa thu sẽ là thời điểm lý tưởng dành cho bạn khám phá Chiết Giang. Đây cũng là mùa của các lễ hội truyền thống, như lễ hội Trung thu. Khi bạn có thể thưởng thức bánh Trung thu và chiêm ngưỡng đêm trăng rằm. Mùa thu cũng là thời điểm tốt để khám phá Hàng Châu và suối nước nóng Anji.
Mùa đông (tháng 12 – tháng 2)
Mùa đông ở Chiết Giang khá lạnh. Đây vẫn là thời điểm tuyệt vời để trải nghiệm văn hóa trà địa phương, với các buổi thưởng trà ấm cúng trong tiết trời se lạnh. Ngoài ra, một số khu vực như cổ trấn Wuzhen vẫn rất quyến rũ trong tiết trời mùa đông, mang đến một cái nhìn sâu sắc về lối sống và văn hóa truyền thống.
Phương tiện di chuyển
Di chuyển đến Chiết Giang từ Việt Nam
Máy bay
Từ Việt Nam, khách du lịch Chiết Giang, Trung Quốc, có thể di chuyển bằng máy bay. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có chuyến bay thẳng từ Chiết Giang đến Trung Quốc. Vì thế bạn phải quá cảnh ở sân bay quốc tế Bảo An Thâm Quyến hay sân bay quốc tế Bạch Vân, Quảng Châu. Sau đó tiếp tục bay đến Hàng Châu, Chiết Giang.
Di chuyển tại Chiết Giang
Ở Chiết Giang, bạn có thể lựa chọn đi lại bằng taxi, xe bus, xe điện, tàu lửa hoặc thuyền. Nếu biết được một chút tiếng Trung và tiếng Anh, bạn nên chọn đi xe bus hoặc tàu lửa vì đây là hai loại phương tiện có giá thành cực kì rẻ.
Lưu ý khi di chuyển
Visa: Du khách Việt Nam cần phải có visa để nhập cảnh vào Trung Quốc. Bạn nên xin visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc ở Việt Nam trước chuyến đi.
Hộ chiếu: Đảm bảo rằng hộ chiếu của bạn còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh.
Sức khỏe: Kiểm tra và tiêm phòng các bệnh cần thiết trước khi đi. Cân nhắc mua bảo hiểm du lịch có phủ sóng y tế ở nước ngoài.
Tiếng nói: Mặc dù tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các thành phố lớn của Trung Quốc, việc học một số cụm từ cơ bản bằng tiếng Trung có thể giúp bạn dễ dàng giao tiếp trong chuyến đi.
Xin visa Trung Quốc
Để xin visa Trung Quốc cần chuẩn bị và tuân thủ các bước theo quy định của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin visa du lịch Trung Quốc thường bao gồm:
Hộ chiếu gốc: Phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh và có ít nhất hai trang trống.
Ảnh chân dung: Kích thước chuẩn 4×6 cm, nền trắng, chụp không quá 6 tháng.
Đơn xin visa: Điền đầy đủ và ký tên trên đơn xin visa theo mẫu quy định của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Trung Quốc.
Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Lịch trình du lịch: Bao gồm thông tin về lịch trình bay, đặt phòng khách sạn, kế hoạch tham quan.
Chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm, bảng sao kê tài khoản ngân hàng, hoặc các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính duy trì chuyến đi.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ xin visa có thể được nộp trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc, hoặc qua dịch vụ visa ủy quyền.
Phí visa: Phí xin visa phụ thuộc vào loại visa và thời gian xử lý. Thông tin chi tiết về phí visa sẽ được cập nhật trên trang web chính thức hoặc thông báo trực tiếp tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán.
Bước 3: Theo dõi và nhận visa
Sau khi nộp hồ sơ, bạn có thể được yêu cầu phỏng vấn hoặc cung cấp thêm thông tin. Theo dõi trạng thái hồ sơ và sẵn sàng cung cấp bất kỳ tài liệu bổ sung nào nếu được yêu cầu. Thời gian xử lý hồ sơ thường từ 4 đến 5 ngày làm việc, tùy thuộc vào loại visa và mùa cao điểm du lịch.
Lưu ý
Đảm bảo rằng tất cả thông tin bạn cung cấp là chính xác và đầy đủ.
Kiểm tra hạn visa và số lần nhập cảnh được phép để lên kế hoạch chuyến đi cho phù hợp.
Trong mùa cao điểm du lịch hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố bất khả kháng (như dịch bệnh), quy trình xin visa có thể thay đổi. Hãy kiểm tra thông tin cập nhật từ Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Trung Quốc hoặc trang web chính thức.
Nơi nộp hồ sơ xin visa Trung Quốc
Với các loại thị thực nêu trên, người xin thị thực cần nộp hồ sơ thông qua Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc Tp. Hồ Chí Minh, chứ không nộp trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam như trước kia.
Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc tại Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà Trường Thịnh, Tràng An Complex, số 1 đường Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3275 3888.
Fax: 024 3202 6359.
Email: hanoicenter@visaforchina.org.
Giờ làm việc: 9:00 đến 13:00 từ thứ hai đến thứ sáu (trừ ngày lễ, Tết).
Khu vực phục vụ: 30 tỉnh thành.
Trung tâm dịch vụ xin visa Trung Quốc tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Indochina Riverside Towers, 74 Bạch Đằng, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Tel: 023 6382 2211.
Fax: 023 6382 2212.
E-mail: danangcenter@visaforchina.org.
Giờ làm việc: 9:00 đến 15:00 từ thứ hai đến thứ sáu (trừ ngày lễ, Tết).
Khu vực phục vụ: 6 tỉnh thành.
Trung tâm Dịch vụ Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: P1607-1609, lầu 16, SaiGon Trade Center, 37 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Tel: 0084-1900561599.
E-mail: hcmcenter@visaforchina.org.
Giờ làm việc: 9:00 đến 15:00 từ thứ hai đến thứ sáu (trừ ngày lễ, Tết).
Khu vực phục vụ: 27 tỉnh thành.
Lưu ý: Thời gian tiếp nhận dịch vụ VIP sẽ từ 9:00-14:00, nếu sử dụng dịch vụ VIP, bạn sẽ không phải đặt lịch hẹn như diện thông thường.
Update mới nhất
*Từ ngày 21/10/2023, Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc tại Hà Nội đã:
– Bỏ nộp hồ sơ diện VIP, chỉ cho phép nộp hồ sơ diện thường.
– Trung tâm chỉ tiếp nhận hồ sơ từ 9h00-13h00 từ thứ hai đến thứ sáu.
*Thời gian xử lý hồ sơ xin visa Trung Quốc:
– Thời gian xin thị thực thông thường là 04 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ.
– Thời gian bổ sung hồ sơ, xác minh thông tin, trường hợp bất khả kháng,…sẽ không được tính vào thời gian của việc xin thị thực thông thường. Nếu thật sự có lý do đặc biệt, người xin thị thực có thể xin xử lý gấp hoặc đặc biệt gấp, nhưng phải kèm theo đơn giải trình và các giấy tờ liên quan.
Lưu ý:
Thời gian trên được tính từ thời điểm nộp hồ sơ. Và để có thể nộp hồ sơ, đương đơn cần đặt lịch hẹn online trước. Thời gian có lịch hẹn trống xa hay gần phụ thuộc vào thời điểm đó có nhiều người nộp hồ sơ hay không. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch nộp hồ sơ trước chuyến đi khoảng 18 ngày làm việc.
Thời gian làm việc trên là trong tình hình bình thường, một số hồ sơ xin thị thực có thể cần thời gian xử lý lâu hơn, do vậy, thời gian xử lý hồ sơ là không xác định. Gặp phải tình trạng này, người xin thị thực cần phải đợi thông báo của Đại sứ quán.
Hiện nay Đại sứ quán Trung Quốc không cung cấp dịch vụ làm visa nhanh, khẩn. Do đó, đối với những khách muốn lấy visa Trung Quốc nhanh sẽ cần sử dụng dịch vụ VIP – nộp hồ sơ không cần đặt lịch hẹn, nhưng mức phí cao hơn.
Thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài, cụ thể tùy thuộc vào Đại sứ quán.
Cần xin visa riêng khi muốn đi Ma Cao hay Hong Kong.
Địa điểm tham quan tại Chiết Giang
Tây Hồ
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía Tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang. Là một trong 5 hồ đẹp nhất Trung Quốc, được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới. Nơi đây sở hữu khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, làn nước trong xanh, cây cối tươi mát xung quanh hồ, những mái nhà cổ xưa lấp ló từ xa. Tất cả tạo nên bức tranh hữu tình thơ mộng và hài hòa.
Thị trấn cổ Nanxun
Đến thị trấn cổ Nanxun, du khách có dịp chiêm ngưỡng khu phố cổ xưa. Nơi mang đậm giá trị văn hóa lịch sử, mỗi con phố với những mái nhà in đậm dấu ấn thời gian, ngôi nhà bám rêu phong và mái ngói nhuốm màu thời gian.
Phổ Đà Sơn
Phổ Đà Sơn hay còn được gọi với cái tên “Tiểu Bạch Hoa”. Ngọn núi này cùng với Nga Mi Sơn của Tứ Xuyên, Cửu Hoa Sơn của An Huy, Ngũ Đài Sơn của Sơn Tây hợp lại xưng là “tứ đại danh sơn” của Trung Quốc.
Trên Phổ Đà Sơn có tượng Nam Hải Quan Âm bằng đồng cao 33 m. Du khách có thể chiêm ngưỡng được từ nhiều nơi. Tượng có 2 tầng, tầng dưới phía trong có 4 bức phù điêu đồng với câu chuyện truyền thuyết về Đức Bồ Tát Quan Âm, tầng trên có 500 tượng Quan Âm mỗi vẻ mỗi dáng khác nhau. Ngày 29/9 âm lịch năm 1997 là lễ kiến thành tượng vàng đồng Nam Hải Quan Âm. Vào lúc sắp làm lễ, trên không trung mây đen dày đặc, trời mưa tầm tã. Khi Đại lão Hòa thượng Diệu Thiện tuyên bố khai quang tượng Phật, bỗng dưng mây tan, vầng dương tỏa chiếu.
Chùa Lingyin
Chùa Lingyin là một ngôi đền cổ và nổi tiếng tại Hàng Châu. Tọa lạc tại một rừng cây yên bình và tĩnh lặng. Đền này là một trong những ngôi chùa quan trọng của vùng Giang Nam nói chung, vì mang nhiều ý nghĩa Phật giáo quan trọng từ thời nhà Tống. Đền Lingyin chính là một điểm đến nổi bật đối với những người sùng đạo và yêu thiên nhiên.
Ô Trấn
Là một trong 6 cổ trấn hàng đầu tại khu vực phía Nam Trung Quốc. Đây còn được mệnh danh là “Venice của phương Đông”. Ô Trấn là một thị trấn nhỏ, nằm nép mình giữa dòng sông nhỏ Giang Nam. Không chỉ sở hữu phong cảnh hữu tình, Ô Trấn còn có một khu vực riêng dành cho thủ công và nhà xưởng. Du khách có thể đến đây để khám phá văn hóa truyền thống và ẩm thực nơi đây một cách trọn vẹn nhất.
Phố Hợp Phì
Đây được xem là con phố mua sắm và sầm uất bậc nhất tại Hàng Châu, Chiết Giang. Được xây dựng từ thời Nam Tống. Đến nay con phố vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, không chỉ có những tòa nhà cổ kính mà còn có nhiều cửa hàng truyền thống lâu đời.
Ẩm thực Chiết Giang
Mì Phiến Nhi Xuyên
Đây là một món mì vô cùng nổi tiếng với nhiều nguyên liệu như rau cải chua, măng, thịt nạc,… Với lịch sử hơn 100 năm, món ăn dần trở thành nét truyền thống và xuất hiện trong những bữa ăn hằng ngày. Rau cải chua, măng, thịt,.. những nguyên liệu mà họ dùng để chế biến món mì này được nghiên cứu kỹ lưỡng. Chúng được cắt thành miếng, sau đó đem luộc trong nước sôi, người ta còn gọi đây là “Phiến Nhi Xuyên”.
Cua xanh Tam Môn
Tam Môn là vùng đất nổi tiếng với hơn 200 năm kinh nghiệm nuôi cua xanh, điểm khác biệt giữa cua Tam Môn với những vùng khác chính là kích thước to, chắc thịt, khỏe và vị thịt ngọt. Thịt cua xanh được nhiều người ưa chuộng do chúng có chứa 18 loại axit amin, giàu protein và ít chất béo nên món ăn này khá đắt đỏ, được người dân sử dụng như một dược liệu quý có giá trị dinh dưỡng cao.
Thịt kho Đông Pha
Đã đến Chiết Giang, nhất định phải thử qua món thịt kho Đông Pha. Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt heo được lựa chọn kỹ càng với 4 phần mỡ và 6 phần nạc, cắt chúng thành những miếng to. Sau đó sẽ nêm chúng với nhiều gia vị khác nhau để tạo nên hương vị thơm ngon.
Sở dĩ món thịt có tên “Đông Pha”, do người khai sinh món ăn là ông Tô Đông Pha. Một trong bát đại gia Đường Tống. Ông là một nhà thơ, nhà văn, và cũng là nhà thư pháp, hội họa bậc nhất thời đó. Ông cho ra đời món thịt kho tàu ngon trứ danh. Ngày nay, thịt kho Đông Pha trở thành món ăn quen thuộc có trong bữa ăn hàng ngày của người Chiết Giang. Du khách có thể thưởng thức món này ở mọi nhà hàng, tiệm ăn khi đến Chiết Giang. Ở mỗi nơi sẽ có cách chế biến khác nhau nhưng nhìn chung hương vị ở đâu cũng rất ngon.
Chân giò Kim Hoa
Chân giò có vẻ ngoài bắt mắt, thịt tươi, hương thơm độc đáo và hấp dẫn, hội tụ cả 4 điểm về “sắc, hương, vị, hình”, vì vậy tên khác của món ăn này là “tứ tuyệt” được ra đời như vậy. Trước đây nó được xem là cống phẩm Trung Quốc, có ngấm tinh hoa của thịt.
Cá giấm Tây Hồ
Món ăn này có nguyên liệu từ chính những con cá tươi sống được đánh bắt ở Tây Hồ. Trước khi chế biến, cá thường bị bỏ đói trong khoảng 1 – 2 ngày để loại bỏ hết những tạp chất bên trong ruột cá.
Điểm độc đáo của món ăn này là sự đòi hỏi rất nghiêm khắc về lửa trong quá trình chế biến. Cá chỉ được chiên trong khoảng 3 – 4 phút là vừa tới. Chiên xong thì cần rưới lên trên một lớp xốt chua ngọt, mang lại vẻ bóng mịn cho món ăn, vây ngực thẳng, thịt cá mềm, lại có vị chua ngon và tươi ngon rất đặc biệt.
Bánh lúa mạch thịt lợn
Bánh lúa mạch thịt lợn còn được gọi là “bánh lúa mạch thịt viên”. Đây là một trong những món ăn dân dã thu hút được rất nhiều thực khách ở Chiết Giang. Vỏ bánh được làm từ bột lúa mạch dẻo thơm, bên trong nhân bánh có thịt băm nhỏ. Điều thú vị khi thưởng thức món bánh này là người ta dùng 3 chiếc đũa, tay trái cầm một chiếc đũa để giữ cố định chiếc bánh trong đĩa, tay phải sẽ cầm một đôi đũa để gắp bánh, rồi chấm nước tương, giấm tùy theo khẩu vị mỗi người.
Gà ăn mày
Một món ăn khá hấp dẫn tại Chiết Giang chính là gà ăn mày. Đây là loại gà giống với gà nướng đất sét tại Việt Nam. Gà được bao bọc bên trong lá sen, khi nướng sẽ dậy hương thơm với thớ thịt mềm nhưng không bị khô đã khiến cho món ăn trở nên ấn tượng với thực khách.
Ngày nay món gà ăn mày được chế biến với nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau, nhưng muốn ngon cần lựa chọn một con gà nặng hơn một kg, là giống gà thả trong vườn, thịt săn chắc và vài lá sen khô, dầu mè. Thịt gà sau khi làm sạch được ướp với nước tương, hoa hồi, rượu, dầu đinh hương, hạt tiêu, muối, quế, đường và chút bột nêm cho đậm đà. Để nhồi, người ta cho thêm thịt lợn, măng, gừng, tôm, hành củ… xào qua, rồi nhét trong bụng gà, khâu kín.
Gà khi chín sẽ có độ mềm, mọng nước. Phần da dai, giòn, thịt ngọt. Càng ăn bạn sẽ càng phát nghiện với món ăn đặc biệt này.
Những lưu ý khi du lịch Chiết Giang
Giấy tờ cần thiết:
Visa: Đảm bảo bạn đã xin visa Trung Quốc trước khi du lịch Chiết Giang. Một số quốc tịch có thể đủ điều kiện cho chính sách miễn visa hoặc visa điện tử dành cho du khách, vì vậy hãy kiểm tra thông tin cập nhật từ Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Trung Quốc.
Giấy tờ tùy thân: Luôn mang theo hộ chiếu và bản sao các giấy tờ quan trọng khi ra ngoài.
Giao thông: Chiết Giang có hệ thống giao thông công cộng phát triển, bao gồm xe buýt và tàu điện ngầm. Tuy nhiên, việc thuê xe máy hoặc sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng có thể là một cách thú vị để khám phá vùng đất này.
Trang phục: Mang theo quần áo phù hợp với thời tiết, nhất là áo mưa hoặc ô, vì tỉnh này thường xuyên có mưa. Nếu bạn đi trong mùa hè, hãy chuẩn bị quần áo mỏng nhẹ và kem chống nắng.
Ngôn ngữ: Mặc dù tiếng Trung là ngôn ngữ chính. Nhưng bạn có thể chuẩn bị những câu giao tiếp bằng tiếng Anh để giao tiếp với người dân nơi này.
Hướng dẫn đặt các tour Trung Quốc:
– Gọi ngay hotline (028) 3933 8002 để được tư vấn.
– Đặt online và tham khảo lịch trình tour chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo iVIVU.com
Click đặt ngay khách sạn Việt Nam và trên toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
Nguồn: Ivivu – Cẩm nang du lịch Chiết Giang từ A đến Z năm 2024
Từ khóa: Cẩm nang du lịch Chiết Giang từ A đến Z năm 2024 – Cẩm nang du lịch Chiết Giang từ A đến Z năm 2024