Du lịch Tây Bắc, bạn không chỉ cảm nhận thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi rừng hùng vĩ, mà những món ăn đặc sắc của đồng bào Mông cũng là điểm nhấn cho chuyến đi đầy thú vị hơn.
Mục lục
1. Thắng cố
Với những ai từng đi du lịch Tây Bắc, có lẽ đã thưởng thức qua món thắng cố nổi tiếng. Một món ăn truyền thống của người Mông có hương vị độc đáo, được nhiều người yêu thích. Có mặt phổ biến ở các tỉnh Tây Bắc như: Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình… Trước đây, món ăn được người dân bản địa chế biến từ thịt ngựa. Hiện nay, một số nơi thay bằng thịt trâu, bò, tùy vào khẩu vị từng vùng. Nhưng thắng cố ngựa truyền thống vẫn được nhiều người lựa chọn.
Thông thường, thắng cố thường được nấu trên một cái chảo lớn, đủ cho vài chục người ăn. Với thắng cố ngựa, nó được nấu từ tất cả bộ phận của con vật, từ ruột non, ruột già, dạ dày và rất nhiều bộ phận khác được nấu hỗn độn với xương, tiết ngựa. Trong nguyên liệu thường có thêm 1 chút “pịa” nên có mùi vị hơi khó ngửi. Nhưng nếu ăn quen, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngậy bùi, độc đáo. Điểm nhấn đặc biệt của món thắng cố nằm ở phần nước dùng. Khi ninh xương, tiết ngựa, thịt và ngũ tạng phải luôn giữ cho lửa cháy đều đến khi nồi nước dùng sôi.
Thực khách nên thưởng thức thắng cố khi còn nóng hổi. Múc ra từng bát, từng miếng thịt mềm kèm nước dùng thơm ngọt và ăn cùng rau thơm. Đây là món ăn rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, vì thế bạn đừng ngần ngại thử qua thắng cố khi có dịp nhé!
Địa chỉ thưởng thức món thắng cố ở Sapa, Lào Cai:
- Thắng cố A Nguyên – 591 đường Điện Biên Phủ, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai hoặc 6 ngõ Vườn Treo, thị xã Sapa, Lào Cai.
- Nhà hàng Hải Lâm Sapa – 69 Xuân Viên, thị xã Sapa, Lào Cai.
- Mẩy Quán – Tinh Hoa Ẩm Thực Sapa – 57 Xuân Viên, thị xã Sapa, Lào Cai.
- Nhà Hàng Cầu Mây – 172 đường Thạch Sơn, thị xã Sapa, Lào Cai.
2. Ớt nướng
Từ lâu, ớt đã trở thành một món ăn chính trong bữa cơm hàng ngày của người dân Sapa. Cụ thể, ở Lao Chải (Sapa), người H’Mông có một món ăn vô cùng đặc sắc từ ớt, đó là ớt nướng. Để làm món này, người ta dùng những quả ớt xanh đã già, cho vào bếp củi nướng chín. Tới khi hơi cay bị xì hết ra thì bỏ ra, phủi sạch bụi than rồi giã nhuyễn cùng với muối hạt rang. Có gia đình còn cho thêm một chút dầu hoặc mỡ đun nóng, rồi bỏ ớt đã giã cùng muối vào xào qua lên cho thơm.
Vì đã được nướng trên than củi nóng, hơi cay trong quả ớt bị xì bớt ra ngoài nên ớt không quá cay như chúng ta ăn thông thường. Ngoài ra, cho ớt vào xào cũng làm tăng thêm độ thơm và hấp dẫn của món ăn. Người H’Mông thường ăn ớt nướng kèm với những bữa cơm thường ngày. Du lịch Tây Bắc, nếu có dịp trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của người đồng bào ở các bản làng, bạn đừng bỏ lỡ những bữa cơm dân dã nhưng đầy cuốn hút này.
3. Bánh láo khoải
Bánh láo khoải thường xuất hiện vào những ngày Tết của đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Lào Cai và Hà Giang. Bánh được làm từ ngô. Ngô được bóc bỏ lớp vỏ ngoài, để lại một lớp vỏ mỏng rồi đưa lên gác bếp bảo quản. Sau đó tách hạt, xay thành bột nhỏ, sàng bỏ mày và vỏ. Rồi đem ngâm nước khoảng 5-6 tiếng. Tiếp đến, lấy bột ra để cho ráo nước rồi đồ lên cho chín. Đặc biệt, trong quá trình này, ngô được xay bằng cối đá, đồ ngô hai lần trên chảo gỗ.
Sau khi dùng bột ngô đồ chín lên cho vào cối đá giã cho bột quyện dẻo, người ta cho ra bàn đá nặn thành những chiếc bánh khoải hình bầu dục. Phết mỡ cùng mật ong trên bề mặt bánh, khiến món ăn có màu vàng óng đẹp mắt. Bánh có thể để được dài ngày, khi ăn, người Mông thường cắt nhỏ bánh và nướng trên than củi. Hoặc cắt nhỏ nấu với nước đường, nêm nếm như nấu canh làm cho món ăn ngon và lạ miệng hơn. Nếu du lịch Tây Bắc vào dịp lễ, Tết, bạn có thể ghé những phiên chợ, tìm mua thử bánh láo khoải này.
Địa chỉ mua bánh láo khoải:
- Bánh láo khoải Mường Khương – đặc sản Lào Cai – lô 7 đường H6, tiểu khu 19 Minh Đức, phường Bắc Lệnh, Lào Cai.
4. Mèn mén
Mèn mén là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Mông, nơi rẻo cao Điện Biên. Vì khu vực người Mông ở thường được bao quan bởi núi đá, rừng rậm và những nương rẫy trồng ngô. Vì thế lương thực chính từ lâu của đồng bào Mông chủ yếu là cây ngô. Nguyên liệu chủ yếu để làm mèn mén là ngô. Những bắp ngô tẻ sẽ được tách lấy hạt, dùng cối đá xay nhuyễn. Sau khi xay ngô xong, bột ngô được sàng qua để loại bỏ mảnh ngô lớn và trộn nước, ủ trong 5 phút cho bột ngấm nước. Đem bột đồ 2 lần là có thể ăn.
5. Rượu ngô
Rượu ngô thể hiện nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc vùng cao Lào Cai nói riêng và các tỉnh vùng núi phía Bắc nói chung. Trong đó, rượu ngô vùng cao Lào Cai – đặc sản của dân tộc Mông nổi tiếng với hương vị và mùi thơm đặc trưng. Được nấu từ ngô và men Hồng Mi. Thường có màu trắng trong suốt, hương thơm của ngô và vị cay thơm nồng.
Ngô nấu rượu được người dân trồng trên những dãy núi đá, có khí hậu mát lạnh. Men nấu cũng được chế biến theo phương thức thủ công nên rượu ngô có hương thơm đặc biệt. Nấu rượu ngô trong chõ cũng được lựa chọn cẩn thận và làm từ gỗ thông. Rượu ngô thường được bày bán nhiều ở các phiên chợ vùng cao nổi tiếng ở Lào Cai như: chợ Bắc Hà (chủ nhật hàng tuần), chợ Cán Cấu, Pha Long (thứ 7 hàng tuần), chợ Cốc Ly (thứ 3 hàng tuần). Nếu có dịp du lịch Tây Bắc, ghé Lào Cai, bạn có thể tìm mua rượu ngô khi đi tham quan các bản làng ở Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai.
iVIVU.com gợi ý một số tour Sapa – Tây Bắc:
Tour Sapa 3N2Đ: Hà Nội – Sapa – Fansipan – Cát Cát – Moana – GAT5
Tour Cao Cấp Sapa 2N1Đ: Khám Phá Sapa – Moana – Nhà Thờ Đá – Xe Limosine Dcar 9 Chỗ
Theo iVIVU.com
Click đặt ngay vé vui chơi giải trí khắp Việt Nam và thế giới tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
Nguồn: iVivu – thử qua 5 món ăn đặc trưng của người Mông
Từ khóa: thử qua 5 món ăn đặc trưng của người Mông – thử qua 5 món ăn đặc trưng của người Mông